Thứ Tư, 12 tháng 8, 2020

Những thông tin cần biết về Mccb


Định nghĩa

MCCB là viết tắt của cụm từ tiếng anh Moulded Case Circuit Breaker, MCCB hay còn gọi là át khối, aptomat vỏ đúc.

MCCB là một loại thiết bị bảo vệ điện được sử dụng để bảo vệ mạch điện khỏi dòng điện quá mức, có thể gây quá tải hoặc ngắn mạch.

 Phân Loại MCCB

- Phân loại theo số cực: 2 cực (2P), 3 cực (3P), 4 cực (4P)

- Phân loại theo dòng điện: 10A, 15A, 20A, 30A, 40A, 50A, 60A, 75A, 100A, 125A, 150A, 175A, 200A, 225A, 250A, 300A, 350A, 400A, 500A, 630A, 700A, 800A...

- Phân loại theo dòng ngắn mạch: 18kA, 22kA, 30kA, 35kA, 42kA, 50kA, 65kA...

Nguyên lý hoạt động MCCB

 MCCB sử dụng thiết bị nhạy cảm với nhiệt độ (yếu tố nhiệt), thiết bị điện từ nhạy cảm với dòng điện (yếu tố từ tính) để cung cấp cơ chế ngắt cho mục đích bảo vệ và cách ly.

Nguyên lý nhiệt: Bảo vệ quá tải của MCCB thông qua thành phần nhạy cảm với nhiệt độ. Thành phần này thực chất là một thanh lưỡng kim, hai kim loại giãn nở ở các tốc độ khác nhau khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Trong điều kiện hoạt động bình thường, thanh lưỡng kim sẽ cho phép dòng điện chạy qua MCCB. Khi dòng điện vượt quá giá trị cho phép, tiếp xúc lưỡng kim sẽ bắt đầu nóng và uốn cong do tốc độ giãn nở nhiệt khác nhau của 2 chất liệu kim loại. Thanh kim loại (tiếp điểm) sẽ uốn cong đến điểm đẩy vật lý vào thanh ngắt và tháo các tiếp điểm, khiến mạch bị gián đoạn.                                        

Việc bảo vệ nhiệt của MCCB thường sẽ có độ trễ về thời gian để cho phép thời gian quá dòng ngắn thường thấy trong một số hoạt động của thiết bị, chẳng hạn như dòng điện khi khởi động động cơ. Thời gian trễ này cho phép mạch tiếp tục hoạt động bình thường trong những trường hợp này mà không bị ngắt.

Nguyên lý điện từ: Dựa trên nguyên tắc điện từ. MCCB chứa một cuộn dây điện từ tạo ra một trường điện từ nhỏ khi dòng điện đi qua MCCB. Trong quá trình hoạt động bình thường, trường điện từ được tạo ra bởi cuộn dây điện từ là không đáng kể. Tuy nhiên, khi xảy ra lỗi ngắn mạch trong mạch, một dòng điện lớn bắt đầu chạy qua điện từ. Do đó, một trường điện từ mạnh được sinh ra để hút thanh ngắt và mở các tiếp điểm.

Mua hàng tại: https://beeteco.com/mccb.html


Thứ Ba, 11 tháng 8, 2020

MCB viết tắc của từ gì?

MCB viết tắc của “Miniature Circuit Breaker”. MCB có vai trò chính bảo vệ hệ thống và các thiết bị điện quá tải và ngắn mạch trong hệ thống điện và được phân chia thành rất nhiều loại khác nhau theo chức năng, hình dạng, kích thước khác nhau. 


-> MCB được sử dụng trong các trường hợp dòng điện bị quá tải và được sử dụng rất phổ biến cho mạng lưới diện dân dụng.

Tìm hiểu về cấu tạo của MCB

MCB được cấu tạo bởi các bộ phận: tiếp điểm, hộp dập hồ quang, cơ cấu truyền động cắt MCB, móc bảo vệ

1.Tiếp điểm: 

MCB thường có cấu tạo hai cấp tiếp điểm (tiếp điểm chính và hồ quang) hoặc 3 tiếp điểm (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ, hồ quang). Hoạt động của tiếp điểm như sau: khi đóng mạch tiếp điểm hồ quang đóng trước, tiếp theo là tiếp điểm phụ, cuối cùng là tiếp điểm chính. Còn khi ngắt mạch tiếp điểm chính mở trước, tiếp điểm phụ mở sau và cuối cùng là hồ quang điện.

2.Hộp dập hồ quang: 

Có 2 kiểu thiết bị dập hồ quang là: hồ quang kiểu nửa kín và hồ quang kiểu hở. Đặc điểm của 2 loại khác nhau: kiểu nửa kín được đặt trong vỏ kín của MCB và có lỗ thoát khí. Kiểu hở được dùng với điện áp lớn hơn 50KA hoặc điện áp lớn 1000V (cao áp). Hồ dập quang có nhiều tấm thép xếp thành lưới ngăn thành nhiều đoạn khác nhau để tạo thuận lợi cho việc dập tắt hồ quang.

3. Cơ cấu truyền động cắt MCB:

Có 2 cách truyền động cắt MCB (bằng tay và bằng cơ điện). Đối với truyền động cắt điều khiến bằng tay được thực hiện với các MCB có dòng điện định mức không lớn. Còn đối với loại điều khiến bằng cơ điện ở các MCB có dòng điện lớn hơn.

4. Móc bảo vệ: 

Móc bảo vệ có tác dụng để bảo vệ thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch. Có 2 loại móc bảo vệ: móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt.


 Tìm hiểu thêm các sản phẩm MCB tại đây: https://beeteco.com/mcb.html

Thứ Hai, 10 tháng 8, 2020

Relay nhiệt dùng để làm gì?

Relay nhiệt là 1 loại khí cụ điện tự động dùng để đóng cắt tiếp điểm nhờ sự co dãn vì nhiệt của các thanh kim loại. Một số chia sẻ sau đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về loại sản phẩm này:

Các bạn phận của relay nhiệt:

Relay nhiệt sẽ bao gồm:

1. Đòn bẩy 

2. Tiếp điểm thường đóng 

3. Tiếp điểm thường mở 

4. Vít chỉnh dòng điện tác động 

5. Thanh lưỡng kim

6. Dây đốt nóng

7. Cần gạt

8. Nút phục hồi

Phân loại Rơle nhiệt

Theo kết cấu Rơle nhiệt chia thành hai loại: 

+ Kiểu hở.

+ Kiểu kín.

Theo yêu cầu sử dụng: 

+ Loại một cực.

+ Hai cực.

Theo phương thức đốt nóng:

+ Đốt nóng trực tiếp: Dòng điện đi qua trực tiếp tấm kim loại kép. Loại này có cấu tạo đơn giản, nhưng khi thay đổi dòng điện định mức phải thay đổi tấm

kim loại kép, loại này không tiện dụng.

+ Đốt nóng gián tiếp: Dòng điện đi qua phần tử đốt nóng độc lập, nhiệt lượng toả ra gián tiếp làm tấm kim loại cong lên. Loại này có ưu điểm là muốn thay đổi dòng điện định mức ta chỉ cần thay đổi phần tử đốt nóng. Nhược diểm của loại này là khi có quá tải lớn, phần tử đốt nóng có thể đạt đến nhiệt độ khá cao nhưng vì không khí truyển nhiệt kém, nên tấm kim loại chưa kịp tác độc mà phần tử đốt nóng đã bị cháy đứt.

+ Đốt nóng hỗn hợp: Loại này tương đối tốt vì vừa đốt trực tiếp vừa đốt gián tiếp. Nó có tính ổn định nhiệt tương đối cao và có thể làm việc ở bội số quá tải

lớn.

Relay nhiệt hoạt động như thế nào?

Phần tử cơ bản rơle nhiệt là phiến kim loại kép (bimetal) cấu tạo từ hai tấm kim loại, một tấm hệ số giãn nở bé (thường dùng invar có 36% Ni, 64% Fe) một tấm hệ số giãn nở lớn (thường là đồng thau hay thép crôm - niken, như đồng thau giãn nở gấp 20 lần invar). 

Hai phiến ghép lại với nhau thành một tấm bằng phương pháp cán nóng hoặc hàn.

Khi đốt nóng do dòng I phiến kim loại kép uốn về phía kim loại có hệ số giãn nở nhỏ hơn, có thể dùng trực tiếp cho dòng điện qua hoặc dây điện trở bao quanh. Để độ uốn cong lớn yêu cầu phiến kim loại phải có chiều dài lớn và mỏng. Nếu cần lực đẩy mạnh thì chế tạo tấm phiến rộng, dày và ngắn.

Cách chọn lựa Rơle nhiệt

Đặc tính cơ bản của Ro le nhiet là quan hệ giữa dòng điện phụ tải chạy qua và thời gian tác động của nó (gọi là đặc tính thời gian – dòng điện, A - s). Mặt khác, để đảm bảo yêu cầu giữ được tuổi thọ lâu dài của thiết bị theo đíng số liệu kỹ thuật đã cho của nhà sản xuất, các đối tượng bảo vệ cũng cần đặc tính thời gian dòng điện.

Lựa chọn đúng Rơle là sao cho đường đặc tính A – s của Rơle gần sát đường đặc tính A – s của đối tượng cần bảo vệ. Nếu chọn thấp quá sẽ không tận dụng được công suất của động cơ điện, chọn cao quá sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị cần bảo vệ.

Trong thực tế, cách lựa chọn phù hợp là chọn dòng điện định mức của Rơle nhiệt bằng dòng điện định mức của động cơ điện cần bảo vệ, Rơle sẽ tác động ở giá trị (1,2 ÷ 1,3)Iđm. Bên cạnh, chế độ làm việc của phụ tải và nhiệt độ môi trường xung quanh phải được xem xét.

Mua hàng ngay: https://beeteco.com/relay-nhiet.html

Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2020

Công dụng của contactor là gì?

Contactor là 1 công tắc điều khiển điện, nó được sử dụng để chuyển đổi 1 mạch điện, tương tự như relay, ngoại trừ với mức dòng điện cao hơn.



Contactor được điều khiển bởi 1 mạch điện trong đó mang năng lượng thấp hơn nhiều so với mạch điện mà nó đóng cắt. 


Contactor thì có nhiều hình dạng với nhiều công suất và tính năng khác nhau.


Không giống như các loại máy cắt, contactor được thiết kế để không chủ ý cắt một sự cố ngắn mạch. 


Contactor có dải hoạt động từ chỗ chỉ có dòng cắt một vài Ampe cho tới hàng ngàn Ampe và 24 VDC cho tới kilovôn.


Kích thước vật lý của contactor dao động từ một thiết bị đủ nhỏ để có thể bật tắt với một tay, cho tới các thiết bị lớn có kích thước khoảng một mét trên một mặt.


Theo: https://vi.wikipedia.org/wiki/Contactor


Trong công nghiệp: 


Contactor hay còn gọi là Khởi động từ là 1 khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực. Contactor có vai quan trọng trong hệ thống điện, giúp điều khiển các thiết bị như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng,... thông qua nút nhấn, chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa.


Mua sản phẩm tại đây: https://beeteco.com/contactor.html



Thứ Tư, 5 tháng 8, 2020

Các loại thiết bị phụ kiện hiện nay

Thiết bị phụ kiện là những bộ phận của một loại máy móc thiết bị, có một hay nhiều chức năng hoàn chỉnh, có tác dụng bổ trợ không thể thiếu, có thể dễ dàng tháo lắp và thay thế.

Vậy có những loại thiết bị phụ kiên điện nào sử dụng trong công nghiệp?

1. Biến áp

Máy biến áp là thiết bị điện từ tĩnh, hoạt động theo nguyên lý cảm ứng điện từ, với mục đích là biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp khác, với tần số không thay đổi.

2. Nút nhấn

Nút nhấn là một công tắc để điều khiển máy móc, thiết bị.

3. Quạt hút

Quạt hút cho tủ điện thường được cấu tạo bao gồm 2 phần: quạt điện và cửa gió kèm lọc bụi.

4. Relay

Relay là loại khí cụ điện dùng để đóng cắt từ xa mạch điện điều khiển và điều khiển sự làm việc của mạch điện.

5. Terminal

Terminal là thành phần đầu cuối của các mạch điện, hay còn được gọi với tên khác là cầu đấu dây. 


Lựa chọn Terminal tốt các bạn cần căn cứ và hãng sản xuất và đơn vị cung cấp có uy tín hay không.


Chính sách tại Beeteco:

+ Giao hàng miễn phí trong vòng 24h đối với những mặt hàng có sẵn.Hàng hóa đảm bảo chất lượng và xuất xứ rõ ràng.
+ Giá cả cạnh tranh, có chính sách giá hỗ trợ cho các khách hàng thường xuyên.
+ Dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khách hàng tận tình trước-trong-sau khi mua hàng.
+ Đội ngũ giao hàng chuyên nghiệp luôn đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng an toàn và kịp thời.
+ Beeteco.com luôn có các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng vào các dịp lễ, tết.

Thông tin liên hệ:

+ Địa chỉ : Số 88 đường Vĩnh Phú 40, Kp. Hòa Long, P, Bình Dương 590000 -> Xem Map Thiết Bị Điện Beeteco
+ Phone : 1800 6547
+ Email : contact@beeteco.com


Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2020

Các loại thiết bị điện công nghiệp hiện nay

Thiết bị điện trong công nghiệp có những loại nào và công dụng của chúng ra sao. Hãy cùng Beeteco tìm hiểu ngay trong bài chia sẻ hôm nay.


Bạn có biết !


Thiết bị điện đóng vai trong quan trong trong việc đóng, cắt, điều chỉnh, điều khiển, bảo vệ, chuyển đổi, khống chế, kiểm tra mọi sự hoạt động của hệ thống lưới điện và các loại máy móc sử dụng đụng điện trong nhà máy.



Chúng sẽ được chia thành các loại như sau...


1. Thiết bị đóng cắt


Thiết bị đóng cắt là các khí cụ điện có chức năng đóng ngắt dòng điện khi xảy ra các sự cố ngắn mạch, quá tải nhằm bảo vệ động cơ của các thiết bị điện được an toàn trước các sự cố. Xem List Sản Phẩm

Các sản phẩm thiết bị đóng cắt bao gồm: Contactor, mcb, mccb, rcbo, elcb, máy cắt không khí, motor cb, relay nhiệt,..


2. Thiết bị tự động


Thiết bị tự động là sử dụng các hệ thống điều khiển cho các thiết bị vận hành như: máy móc, quy trình trong nhà máy, nồi hơi và lò xử lý nhiệt và các ứng dụng khác có sự can thiệp tối thiểu hoặc giảm sự tác động của con người.  


Các sản phẩm thiết bị tự động bao gồm: Biến tần, Ac reactor, Dc reactor, Braking unit, PLC Unit, PLC Combat,..


3. Thiết bị cảm biến đo lường


Thiết bị cảm biến, đo lường là những thiết bị thu thập thông tin, đo đạc, theo dõi sự biến thiên của các biến trạng thái đề điều khiển, điều chỉnh các quá trình. 


Các sản phẩm thiết bị tự động bao gồm: Biến dòng, công tắc chuyển mạch, tụ bù, các thiết bị báo mức, Damper, Thermostat


4. Thiết bị phụ kiện


Thiết bị phụ kiện là những bộ phận của một loại máy móc thiết bị, có một hay nhiều chức năng hoàn chỉnh, có tác dụng bổ trợ không thể thiếu, có thể dễ dàng tháo lắp và thay thế. 


Các sản phẩm thiết bị tự động bao gồm: Đèn báo, nút nhấn, công tắc xoay, quạt hút, terminal, đầu cos, kiềm bấm cos,..


5. Thiết bị cơ khí


Thiết bị cơ khí là toàn bộ những linh kiện, phụ tùng, bộ phận cơ khí dùng để lắp ráp, liên kết các chi tiết máy từ đơn giản đến phức tạp lại với nhau thành một khối thống nhất, hoàn chỉnh và có thể vận hành, hoạt động trơn tru, hiệu quả.  


Các sản phẩm thiết bị tự động bao gồm: Busbar, khóa tủ điện, bản lề, van công nghiệp,..



Các thương hiệu thiết bị điện lớn uy tín mà bạn nên biết khi chọn mua thiết bị điện công nghiệp như: Idec, Fuji, Togi, Taiwan Meters, Kansai, Takigen, Legrand, Kaku, Inovance, Vteke,...


Tham khảo tại:



Quý khách hàng có nhu cầu tìm mua thiết bị điện xin liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau: 
+ Địa chỉ : Số 88 đường Vĩnh Phú 40, Kp. Hòa Long, P, Bình Dương 590000 -> Xem Map Thiết Bị Điện Beeteco

+ Phone : 1800 6547

+ Email : contact@beeteco.com

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

MCCB chính hãng | Beeteco.com

MCCB chính hãng | Beeteco.com : MCCB là tên viết tắt của Moulded Case Circuit Breakers. Nó còn được gọi là aptomat dạng khối. Đây là một khí cụ điện được dùng để đóng ngắt mạch điện 1 pha hay 3 pha. Nó có vai trò ngắt dòng điện trong trường hợp quá tải, ngắn mạch hay mạch điện bị sụt áp.



Các bạn nên mua MCCB G-Twin của Fuji: MCCB là tên viết tắt của Moulded Case Circuit Breakers. Nó còn được gọi là aptomat dạng khối. Đây là một khí cụ điện được dùng để đóng ngắt mạch điện 1 pha hay 3 pha. Nó có vai trò ngắt dòng điện trong trường hợp quá tải, ngắn mạch hay mạch điện bị sụt áp.



Liên hệ:



Địa chỉ : Số 88 đường Vĩnh Phú 40, Kp. Hòa Long, P, Bình Dương 590000.



Phone : 1800 6547



Email : contact@beeteco.com



Chúng tôi làm việc từ:



Thứ Hai 08:00–17:00. Thứ Ba 08:00–17:00. Thứ Tư 08:00–17:00. Thứ Năm 08:00–17:00. Thứ Sáu 08:00–17:00. Thứ Bảy 08:00–12:00. Chủ Nhật Đóng cửa.